HỌC!
Thứ mà khiến cho học sinh cảm thấy khiếp sợ. Cứ bước chân vào lớp là thấy trong người mệt mỏi, uể oải làm sao! Thầy cô giảng bài ở trên, trong khi dưới lớp, trò mắt nhắm mắt mở, miệng ngáp lên ngáp xuống! (Chỉ mang tính chất minh họa thôi nhé, tất nhiên không phải ai cũng như vậy).
Làm thế nào để đến trường với mắt mở to hơn đèn pha và đầu óc tỉnh táo hơn, học bài dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn nhỉ? Bí kíp nằm trong thứ mà ai cũng thích và ai cũng muốn làm – ĂN.
Thật đấy, nhưng không chỉ mình nó đâu, mà còn nhiều ‘anh em họ hàng’ khác cơ: có vận động viên ‘ tập thể dục thể thao’, giáo viên ‘ngủ đủ giấc’, gamer ‘giải trí’ và đông đảo các thành viên khác nữa. Nhưng vì chủ đề là ăn uống nên chúng ta hãy tập trung vào chuyên môn, đó là Ăn.
Nếu bạn so sánh con người với thiết bị máy móc thì xem ra không có sự khác biệt đáng kể nào. Nếu máy lạnh, máy giặt, ti-vi, đồng hồ cần điện để hoạt động; xe hơi, xe máy, máy bay, tàu hỏa cần nhiên liệu để chạy thì con người cần năng lượng. (Nếu các bạn còn nhớ kiến thức vật lý thì tất cả mọi thứ cần Năng Lượng để di chuyển, nhưng thôi, đây không phải là giờ lý!)
Con người cần năng lượng để hoạt động – điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm được. Tất nhiên có nhiều lý do dẫn đến điều này – quá nhiều việc để làm (rất nhiều, cực kì nhiều), ôn bài để chuẩn bị mùa thi cử v.v.
Để đảm bảo cơ thể có đủ dinh dưỡng, bạn nên biết cần phải ăn những gì. Sau đây là một danh sách – ngắn gọn và rất dễ tìm – những chất cần thiết cho học sinh/sinh viên:
Carbonhydrate: cho cả cơ thể.
o Trung bình: 2300kcal cho nữ và 2700kcal cho nam.
o Cần thiết để não hoạt động tốt. Nên nhớ : Hạn chế đường từ bánh kẹo, nước giải khát/ tăng lực các loại nếu không muôn bị tăng động/hyper (thật đấy, chúng không tốt đâu) À, và mì gói nữa.
o Thay vào đó, ăn bánh mì, cơm, bún, phở, cháo, hủ tiếu các loại; ngũ cốc nguyên hạt, trái cây v.v. vì đường trong chúng sẽ vào máu lâu hơn.
Chất béo: cho trí nhớ. Không tăng cân đâu.
o Omega 3 và 6 là hai ‘đứa’ bạn cần. Chúng nó sẽ giúp tái tạo dây thần kinh nên hỗ trợ trí nhớ. Ăn cá basa, cá ngừ, cá trích, cá hồi là đảm bảo bạn có hai chất này rồi. Vì ‘hai đứa’ này cơ thể ta không sản xuất được nên mới phải ‘nhập khẩu’ vào.
o Còn cholesterol thì cứ hỏi ‘anh gan’, ảnh có nhiều.
o Nếu mà bạn là ‘boi nhà nghèo’ hoặc là chúa ghét ăn cá, có thể thay thế bằng cách ăn các loại hạt (bí đỏ, hướng dương, mè, óc chó v.v…)
o 1 tuần 3 bữa cá là ổn rồi, đâu cần nhiều.
Phospholipid: ‘giáp bảo vệ’ sợi thần kinh.
o Anh chàng này là ‘trợ thủ đắc lực’ trong quá trình ‘thi công kiến trúc’ Myelin – lớp chất béo bao quanh dây thần kinh để tín hiệu di chuyển nhanh chóng và trơn tru hơn, và thúc đẩy trí nhớ.
o Không quá lo lắng nếu bị thiếu bởi cơ thể có thể tự tạo ra chất này. Nhưng nếu cần thì ‘chàng’ có trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng.
Acid amin: những ‘viên gạch’ của chất dẫn truyền trong não.
o Chất dẫn truyền giúp chuyển tín hiệu đi khắp nơi trong não.
o Có rất nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu các loại.
o Thanh thiếu niên cần khoảng 55-60g đạm mỗi ngày. Ngày 3 bữa, mỗi bữa 250g thịt cùng 2 chén cơm là chuẩn ‘men’.
Vitamin và khoáng chất: Không có thì thôi rồi!
o Đây là ‘lực lượng hậu cần’ giúp các thành phần nêu trên phát huy tác dụng.
o Các chất cần thiết là:
Và uống đủ nước thì khỏi phải bàn cãi nhá, không có nó thì ‘đi đời nhà ma’.
Biết được ăn gì là một chuyện, còn ăn làm sao để có đủ dưỡng chất thì là một điều khác.
Hạy tự bắt đầu chú ý đến thức ăn là bạn ăn và xem nó cung cấp cho bạn những gì; để ý đến nhưng món mẹ (hoặc bố) làm và xem bạn tự làm được những gì. Những thói quen này sẽ dần giúp bạn để ý đến việc ăn uống của mình. Sau đây là một vài gợi ý nho nhỏ để giúp bạn bắt đầu.
Ø Quan sát khi bố hoặc mẹ đang nấu ăn và xem họ làm những gì, mỗi món ăn có những thành phần nào? Dần dần ta sẽ nhìn ra những bước để nấu món đó – món đơn giản hay khó tùy bạn, miễn sao có thể làm một món mà không phải là mì gói là tốt rồi.
Ø Chuẩn bị đồ để dành – nui, mì trứng, bún, cơm, thịt v.v. để dành trong tủ để khi đói bạn có thể tự ‘cân hết’.
Ø Đồ hộp cũng khá tiện lợi đấy nhưng đừng ăn quá nhiều.
Ø Các loại hạt mua về hãy san ra một hũ nhỏ để có thể vừa học vừa ăn.
Ø Bánh quy và sữa sẽ rất hữu dụng phòng trường hợp bạn đi học thêm.
Ø Lập ra một kế hoạch bạn sẽ ăn những gì trong một tuần và có thể nhờ bố hoặc mẹ mua đồ giúp.
Ø Luôn mang bên mình bình nước và bánh quy danh cho những lúc ‘khẩn cấp’.
Hãy cân nhắc lượng thời gian bạn có để chia công việc một cách tốt nhất; nhưng nếu bạn quá bận thì có thể nói bố/mẹ làm những món có các thành phần dinh dưỡng nói trên. Chắc chắc các phụ huynh sẽ ngạc nhiên khi biết con mình chú tâm đến việc ăn uống đến như vậy.
Nguồn trích dẫn:
· Trần, T. M. H. (2015). Dinh Dưỡng Mùa Thi
https://lhu.edu.vn/494/18424/Dinh-duong-mua-thi.html
· Trần, T. M. H. (2015) Ăn, uống, ngủ nghỉ thế nào để học tốt?
http://tuyensinh.hoasen.edu.vn/bai-viet/uong-ngu-nghi-nao-de-hoc-tot-3549.html#.WazikoVOL3w
· Phan, T. B. N. (2014). Những thực phẩm tốt cho học sinh vào kỳ thi
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/nhung-thuc-pham-tot-cho-hoc-sinh-vao-ky-thi-179934.html