Băn khoăn chuyện đen da

by Mr. Green - September 29, 2017

Cái ông mặt trời ở trên đầu chúng ta ấy, bắn ra ba loại tia UV (đó là UVA, UVB và UVC). 3 tia này đã gây ra không ít hiểu lầm về các tác hại của chúng cũng như việc sử dụng kem chống nắng như thế nào mới là hiệu quả! UVC thì ta không cần lo lắng gì nhiều, vì tầng ozone thân mến của chúng ta đã loại bỏ nó dùm mình rồi!

UVA

UVA chiếm mất 90% các tia UV thâm nhập vào bầu khí quyển. Nó khá là thịnh hành, và cường độ khá là tương đối vào tất cả các giờ giấc khác nhau, suốt cả năm, và có khả năng xâm nhập vào mây và cửa kính. Hais, chán thiệt, có nghĩa là ta ngồi gần cửa sổ trong lớp học cũng sẽ bị ảnh hưởng đó!

Đây là ảnh ông McElliot cho thấy rõ kết quả của việc phơi nắng nữa bên mặt do cái nghề lái xe tải hơn 20 năm. Một bên mặt của ông trông trẻ hơn 20 năm so với phía bên kia! Mấy bạn nữ nên cẩn thận và đề phòng khi còn trẻ, hãy tập thói quen bôi kem chống nắng và tránh nắng nha, vì sau này, việc bạn làm bây giờ sẽ trở thành một việc rất là có sức ảnh hưởng lớn đó!

Các tia UV hoặc là các tia cực tím đều có khả năng phá huỷ cấu trúc ADN của da, tạo ra đột biến gien, dẫn đến ung thư da.

Theo trang của tổ chức Phòng chống Ung thư da, UVA gây lão hoá và tạo ra các nếp nhăn trên da. Các nhà nghiên cứu tin rằng tia UVA là thứ khởi sự cho các tế bào ung thư da đó, tại vì tia UVA làm tổn thương đến các tế bào da, được biết đến với cái tên gọi keratinocytes trên cái lớp nền của biểu bì da, nơi mà hầu hết các bệnh ung thư da xuất hiện. À, nói nhiều về cái này quá làm gì! Nói chung là UVA là cái thứ làm đen da đó! Nếu mọi người thích một làn trắng, thì tia UVA là kẻ thù, còn đối với những người thích lăng xê cái mốt da nâu khoẻ mạnh như Tây, thì UVA là một người bạn thân thuộc, vì cái tia UVA là cái tia được sử dụng tại các salon để tạo cho bạn một làn da rám nắng!

Thế tại sao da lại chuyển màu đen khi phơi nắng nhỉ? Đó là tại vì da bạn đang cố gắng ngăn cản và bảo vệ ADN khỏi sự hư hại, và những lần nỗi lực đấy còn được gọi là sự đột biến gien, có thể dẫn đến ung thư da.

UVB

Thế còn UVB là gì nè? UVB là cái thứ làm cho da ta bị đỏ, tạo ra hiệu ứng cháy nắng đó! Tia UVB là lý do chính dẫn đến ung thư da, cường độ của tia UVB tuỳ thuộc vào thời tiết, thời gian và thời điểm, và nó thay đổi quanh năm. Tia UVB có cường độ mạnh nhất giữa 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, từ tháng tư đến tháng 10. Nên mấy bạn khi đi tan học lúc 3 giờ chiều thì cũng nên lưu ý nghen! À, mấy bạn có biết là ung thư da có thể được “gom góp” lại không? Nó có thể được tích tụ từ năm này sang tháng nọ, phát triển và cuối cùng hình thành nên ung thư da đó.

Sự thâm nhập của tia UVA và UVB vào các cấu trúc của da sẽ được tóm tắt bằng cái hình dưới này:

(Epidermis được tạm dịch là lớp ngoại bì, ‘Dermis’ là hạ bì; và một lớp dưới da cuối cùng)

Phơi nắng thì có những tác hại nào?

_Cả UVA và UVB đều góp sức cho việc làm đen da (Nhăn da, đen da, sậm màu da, tàn nhang) mà ngoài đen da ra, còn những vấn đề sức khoẻ khác nữa.

_Tổn thương da, sự suy yếu các chức năng miễn dịch của da.

_Ung thư da (đã nhắc lại nhiều lần rồi mà hic hic), ung thư hắc tố (tên tiếng anh là Melanoma) là dạng ung thư da nguy hiểm nhất, và nó khá là thịnh hành.

_Giãn mao mạch (telangiectasias).

_Tăng nhanh quá trình lão hoá da, giãn độ đàn hồi da.

Giải mã tác dụng của các loại kem chống nắng

SPF là gì thế? SPF là số đo thời gian cần để tia UVB thâm nhập và làm đỏ da khi sử dụng sản phẩm chống nắng. Ví dụ như: SPF15 là nếu bạn thoa kem, thì có thể kéo dài thời gian ánh nắng thâm nhập vào da được 15 phút, so với lúc không sử dụng sản phẩm; và SPF 30 hay SPF 50 thì cũng tương tự.

Mà nhớ nè, SPF chỉ bảo vệ mấy bạn khỏi tia UVB thôi á, đừng quên còn tia UVA nữa nhé! Những kem chống nắng bảo vệ mình khỏi cái tia UVA các sản phẩm được dán cái nhãn “Broad Spectrum” hoặc là “UVA/UVB” đó nghen mọi người! Mà chuyện là, mặc dù nó bảo vệ ta khỏi cả hai loại tia, những thời gian hay cường độ bảo vệ thường không được đề cập đến. Nên tốt nhất ta nên thoa lại kem chống nắng mỗi 30 phút, hoặc là ngay sau khi bơi và chảy mồi hôi nhiều. Ví dụ là khi học lớp thể dục ngoài trời nè!

Ta có thể chia ra 2 loại kem chống nắng : kem chống nắng vật lý (physical hay là sunblock), và kem chống nắng hoá học (chemical hay là sunscreen). Nó khác với nhau ở điểm là kem chống nắng vật lý phản chiếu lại các tia UV, trong khi kem hoá học hấp thu tia UV trước khi nó thấm vào da. Mà có nhiều kem chống nắng hiện nay được phối hợp giữa cả hai loại luôn. Kem vật lý thường khó thoa hơn, và hay lưu lại các vết trắng trên da. Nên mấy bạn nữ hay trang điểm nhẹ nhàng khi đi học có thể sử dụng kem hoá học nè.

Ngoài việc dùng kem chống nắng ra, các bạn cần chú ý:

_Mặc đồ che nắng, một chiếc áo thun thường có độ che phủ của SPF 4 đó.

_Tránh ra đường hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặc trời từ 10 giờ sáng đến khoảng 2 giờ trưa, lúc tia UV đang ở cường độ cao nhất!

_Đi trong bóng râm nếu có thể.

_Đội nón, đeo kính râm.

Còn một vấn đề nữa, mà Yo! cũng muốn đề cập đến, liên quan đến vấn đề kem chống nắng, đó là những ‘tác hại’ của kem chống nắng. Ấy mà hôm nay ta nói nhiều rồi, thôi để kì sau đi hen, ta sẽ đi sâu vào vấn đề này nhé!

Nguồn Trích Dẫn:

Griffith.M.R. (2007). What’s the Best Sunscreen?

http://www.webmd.com/beauty/features/whats-best-sunscreen#2

Skin Caner Foundation (2013). UVA & UVB.

http://www.skincancer.org/prevention/uva-and-uvb

WebMD. (2017). Cosmetic Procedures: Sun Exposure and Skin Cancer.

http://www.webmd.com/beauty/sun-exposure-skin-cancer#1

Delange.J. (2017). Bill McElliot, Delievery Truck Driver, Has Severed Sun Damage On One Side Of His Face.

http://www.huffingtonpost.ca/2012/06/06/bill-mcelligott-sundamage_n_1573546.html

Biomedia.vn. (2016). Ung Thư Hắc Tố: Melanomia (Phần 1).

http://www.biomedia.vn/review/ung-thu-hac-to-melanoma-phan-1.html

Sign up for our weekly news about eco-cult

Có thể bạn sẽ thích

Top
Message Us