Ra đời từ năm 1976, Vùng dự trữ sinh quyển được UNESCO định nghĩa là khu vực ‘có hệ sinh thái đa dạng, chưa nằm dưới tác động đô thị hoá của con người, được bảo tồn bởi các hoạt động kinh tế phát triển bền vững’. Thế giới hiện nay đã công nhận 504 vùng dự trữ sinh quyển trải dài trên 102 quốc gia, trong đó Mỹ sở hữu 47 khu vực, là quốc gia sở hữu nhiều vùng dự trữ sinh quyển nhất thế giới.
Câu hỏi đặt ra rằng, tại sao chúng ta lại cần sự ‘đa dạng’ của một khu DTSQ? Nói một cách nôm na, dựa trên các đề án mà UNESCO đã đề ra, khu DTSQ như một hệ thống ‘điều hoà’ được gìn giữ nhằm ‘giảm sốc’ các biến động thiên nhiên mà con người đã tạo ra tại các khu vực đô thị hoạ khác. Hiện tại, các đế chế sản xuất như Foxconn, Samsung đang phải chi trả một số tiền hằng năm cho các quỹ rừng/ khu bảo tồn/ vùng dự trữ sinh quyển để tiếp tục hoạt động chăm sóc môi trường tự nhiên. Việc làm này cũng như là một phần ‘trả lại’ bù đắp cho các tác động thiệt hại về môi trường mà hoạt động kinh tế đã gây ra .
Khu dự trữ sinh quyển (Khu DTSQ) được tổ chức thành 3 vùng:
Như vậy, điểm khác nhau lớn nhất giữa ‘Vường quốc gia’ và Khu DTSQ nằm ở việc ‘cho phép phát triển kinh tế’. Cụ thể hơn, khu DTSQ bên cạnh chức năng bảo tồn (thiên nhiên là chủ yếu) còn thực hiện chức năng phát triển (kinh tế, văn hóa, du lịch sinh thái…) và chức năng hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giáo dục (nâng cao trình độ dân trí…). Hơn nữa, khu DTSQ không bị giới hạn ở rừng, vườn mà còn bao gồm luôn cả khu bảo tồn hệ sinh thái đại dương, sự sống tại vùng sông rạch,…
Có thể thấy, mô hình phát triển các khu DTSQ sẽ bền vững hơn khi có yếu tố phát triển kinh doanh bền vững. Việc tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân ở tại các vùng chuyển tiếp hoặc vùng đệm sẽ tăng thêm độ bảo vệ cho vùng lõi, vốn là trái tim của bất kỳ khu bảo tồn nào. Khi người dân được đảm bảo đủ đầy về mặt cuộc sống, các hoạt động vi phạm đến ‘sự an toàn’ của thiên nhiên sẽ được giảm thiểu đáng kể. Đặc biệt là đối với các mô hình kinh doanh kích thích tăng trưởng thu nhập của người bản địa về lâu về dài, như lập nên các khu trải nghiệm ‘eco-friendly’ (VD tuyệt vời đến từ Khu Campi ya Kanzi tại Châu Phi) hoặc tổ chức giáo dục cộng đồng. Có như vậy công tác bảo tồn mới đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững.
Tại Việt Nam, UNESCO cũng công nhận các khu bảo tồn dưới đây có ‘vùng lõi’ đủ chuẩn để trở thành một khu DTSQ:
Điều đáng nói ở đây rằng, các phần đệm và vùng chuyển tiếp ở các địa phương sở hữu các khu bảo tồn trên chưa thực sự được thiết lập bài bản. Ngoài quần đảo Cát Bà, nơi đã được khai thát du lịch ở mức vừa phải (được cộng hưởng nhờ đại danh lam Vịnh Hạ Long gần đấy), và Phú Quốc (thiên đường nghĩ dưỡng), các địa phương còn lại hầu như chưa có những đề án phát triển kinh tế cho người dân sinh sống tại vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Có một số ý kiến cho rằng, vì việc thiếu hụt về chính sách phù hợp, nên thà rằng ‘ngăn cản việc phát triển kinh tế’ tại các khu vực gần tâm bảo tồn sẽ tốt hơn với viễn cảnh ‘phát triển kinh tế đi kèm huỷ hoại thiên nhiên’. Điển hình là Phú Quốc, sau thời gian được thúc đẩy du lịch liên tục, quần đảo này đã phải chịu hậu quả nặng nề cho việc dư thừa rác thải. Đó là chưa kể đến hệ quả do việc khai thác gỗ, khai hoang lấy đất để làm resort,…
Đến đây thì chắc hẳn mọi người sẽ lại chẹp miệng ‘Ôi lại là chuyện chính sách!’. Nhưng bước đầu tiên mà mỗi chúng ta có thể đóng góp được là hiểu về khái niệm vùng dự trữ sinh quyển, biết được thêm một điều rằng ta hoàn toàn có thể cùng thiên nhiên để đi đến các quy tắc phát triển bền vững (win-win situation).
Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc phát triển kinh tế tại khu DTSQ?
P/S: Để tìm hiểu cụ thể về nét đẹp cũng như sự hình thành của từng khu DTSQ của Việt Nam, bạn đọc có thể tìm thấy thông tin ở ĐÂY.